Giải đáp nguyên nhân răng bị ê buốt và cách điều trị
- Người viết: mail pharma lúc
Ê buốt răng thường xảy ra đột ngột và khiến bạn luôn cảm thấy không thoải mái khi ăn uống. Thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy đau nhức do dây thần kinh trong răng tiếp xúc với tác nhân gây ê buốt. May mắn thay, triệu chứng này có thể điều trị và cải thiện được. Trong bài viết này, HNPPHARMA sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân và phải làm gì để hạn chế tình trạng ê buốt răng.
1. Răng ê buốt là gì?
Răng ê buốt là cách gọi thông thường của hiện tượng ê buốt chân răng hoặc quá cảm ngà. Nếu khi ăn uống những đồ ăn quá nóng, lạnh, chua, ngọt hoặc khi hít thở trong điều kiện không khí lạnh sẽ khiến cho bạn có cảm thấy ê buốt hoặc đau răng có nghĩa là bạn đã có triệu chứng răng ê buốt.
Răng ê buốt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời khiến triệu chứng ê buốt ngày càng nặng thêm, thậm chí dẫn đến viêm tủy. Ngoài ra, nó cũng sẽ khiến cho cuộc sống của bạn trở nên khó chịu và luôn ám ảnh về cảm giác ê buốt.
2. Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt
2.1 Do tổn thương cấu trúc răng
Những trường hợp mòn men răng, răng bị sứt mẻ, mòn hở cổ răng,… làm lộ lớp ngà răng nhạy cảm. Khi ngà bị lộ, sự thay đổi nhiệt độ hoặc một số loại thực phẩm khiến những ống này có thể bị kích thích gây ra tình trạng ê buốt răng.
2.2 Do tụt nướu
Tụt nướu răng theo thời gian để lộ lớp ngà dưới chân răng, khi chúng phải trực tiếp tiếp xúc với tác nhân bên ngoài, axit trong nước bọt và trong thực phẩm chuyển hóa khiến chân răng bị mòn, men răng bị mài mỏng, gây ra những kích thích cho hệ thống dây thần kinh bên trong từ đó khiến răng ê buốt.
2.3 Do chế độ chăm sóc răng miệng không tốt
Việc chăm sóc răng miệng không đúng cách như: Chải răng quá kỹ lưỡng, sử dụng kem đánh răng có độ mài mòn cao hoặc chải răng nhiều hơn ba lần một ngày không có tác dụng làm răng chắc khỏe mà có thể gây mất men răng làm răng bị ê buốt.
2.4 Chế độ ăn uống nhiều axit
Một chế độ ăn uống không khoa học và lành mạnh như: Ăn các thực phẩm chứa nhiều axít như cam chanh, dưa chua hoặc nước ngọt có gas, soda có thể gây mòn răng và phân hủy bề mặt răng và dẫn tới lộ ngà là một trong những nguyên nhân chính khiến răng ê buốt.
Mặt khác một số nước súc miệng chuyên dụng diệt sạch vi khuẩn và tạo hơi thở thơm mát cho răng cũng là một lý do gây ra ê buốt ở răng. Vì những loại nước súc miệng này có chứa axit và khi sử dụng thường xuyên sẽ mài mòn men răng.
2.5 Do một số thói quen xấu
Thói quen nhai đá, nghiến răng khi ngủ vào ban đêm cũng dần khiến cấu trúc răng bị tổn thương. Tuy nghiến răng có thể diễn ra trong vô thức nhưng thường gặp ở tất cả các lứa tuổi và thường kéo dài, gây nên những phiền toái trong cuộc sống.
3. Phòng ngừa ê buốt răng
3.1 Đánh răng 2 lần mỗi ngày
Bệnh về răng miệng là vấn đề sức khỏe lớn và thường gặp nhất. Bạn nên đánh răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối là biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng cơ bản và quan trọng nhất.
Nên thay bàn chải sau 2 – 3 tháng sử dụng để tránh tồn đọng vi khuẩn gây hại cho răng. Đối với người đang niềng răng cần sử dụng loại bàn chải chuyên dụng cũng như các dụng cụ vệ sinh răng miệng khác theo sự hướng dẫn của nha sĩ.
3.2 Đánh răng đúng cách
Để chăm sóc sức khỏe răng miệng, đánh răng thường xuyên thôi là chưa đủ mà thao tác đánh răng cũng rất quan trọng. Nếu đánh răng không đúng cách sẽ làm mòn lớp men răng gây hiện tượng răng bị ê buốt, các mảng bám sẽ cứng lại và tích tụ dần, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tấn công vào răng miệng.
3.3 Vệ sinh lưỡi
Tình trạng cao răng không chỉ tích tụ trên răng gây mà các mảng bám còn có thể tích tụ trên lưỡi, gây ra các vấn đề sức khỏe răng miệng. Do đó, mỗi khi chăm sóc răng miệng hãy kết hợp với việc chải mặt trên lưỡi từ trong ra ngoài bằng bàn chải răng hoặc dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng.
3.4 Sử dụng thực phẩm bảo vệ răng miệng có chứa fluoride
Việc sử dụng thực phẩm chức năng bảo vệ răng miệng là rất quan trọng đối. Có rất nhiều loại thực phẩm chức năng được bán trên thị trường nhưng chọn sản phẩm có chứa fluoride là yếu tố ưu tiên hàng đầu. Fluoride là chất chống lại vi trùng gây sâu răng, đồng thời tạo một hàng rào bảo vệ răng, giúp cho men răng bền vững và ngăn ngừa tình trạng sâu răng.
FLUOR DAGLIG là thực phẩm bảo vệ sức khỏe giàu fluor, dùng cho người lớn và trẻ em từ 3 tuổi trở lên bảo vệ sức khỏe răng miệng được sản xuất theo công nghệ tiên tiến Châu Âu.
Với chiết xuất từ đa thành phần lành tính tham gia vào quá trình phát triển răng, tạo ngà răng và men răng hiệu quả. FLUOR DAGLIG hiện nay đang chiếm lĩnh lòng tin của hàng triệu khách hàng trên toàn quốc.
Đặc biệt, Fluor có trong sản phẩm là chất vô cùng quan trọng đối vôi có thể như tham gia cấu trúc xương và dây chằng, kích thích tổng hợp collagen ở giai đoạn đầu để khôi phục xương gãy, kích thích các tế bào xưởng làm tăng khối lượng xuống dùng trong quá trình điều trị bệnh loãng xương. Vai trò nổi bật Fluor đối với cơ thể là việc tham gia vào quá trình phát triển răng, tạo ngà răng và men răng, phòng chống sâu răng, làm cứng chắc răng.
3.5 Dùng chỉ nha khoa
Tăm xỉa răng thường không tiếp cận hết được những kẽ nhỏ của răng. Trong khi đó chỉ nha khoa hoặc tăm nước sẽ dễ dàng lấy đi những mẩu thức ăn nhỏ bị nhét vào trong kẽ răng mà không làm tổn thương nướu răng. Khi kẽ răng được làm sạch hoàn toàn thì mảng bám, tình trạng kích thích nướu và viêm nhiễm sẽ giảm đáng kể.
3.6 Chế độ ăn uống lành mạnh
Dù ở bất kỳ độ tuổi nào, chế độ sinh hoạt ăn uống lành mạnh luôn mang lại lợi ích cho sức khỏe răng miệng và nướu. Uống nhiều nước lọc mỗi ngày tốt cho sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể. Hạn chế ăn đồ ngọt cũng như những thực phẩm chứa nhiều axit, đường, các món ăn ngọt nhất là bánh, kẹo thường bám trên bề mặt răng rất lâu, làm tăng lượng axit trong thời gian dài. Trái cây có chứa nhiều axit như cam, chanh,… cùng các thức uống như trà, cà phê gây ảnh hưởng đến men răng. Nước uống có gas cũng là một nguy cơ gây ra các vấn đề về răng miệng vì cacbon trong nước có gas làm tăng axit trong miệng. Hãy súc miệng bằng nước lọc sau khi sử dụng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về tình trạng ê buốt răng, hy vọng chúng có thể giúp bạn hiểu được phần nào về nguyên nhân cũng như cách điều trị phù hợp và tránh trường hợp tái phát trở lại.